Nhiều người thường hỏi: “Mất bao lâu để sạc pin xe điện từ lúc cạn cho tới lúc đầy?”. Đó là bởi vì chúng ta đã quen với quan niệm của một chiếc xe chạy xăng/dầu, đi xe đến khi cạn bình và sau đó vào một trạm nhiên liệu để đổ đầy bình.
Trong khi với xe điện EV, “Trạm nhiên liệu” chính là ngôi nhà bạn đang ở. Bạn có thể lái xe vào mỗi buổi sáng với một chiếc xe đã được “sạc đầy 100%” nhưng đây không phải cách mà các nhà sản xuất xe điện khuyến khích chúng ta làm. Tại sao ư? Câu trả lời sẽ có ở phía dưới.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về sự khác biệt giữa sạc cấp độ 1, cấp độ 2 và sạc nhanh DC để xác định loại nào phù hợp với nhu cầu sạc pin cho xe điện của bạn.
Sạc cấp độ 1
Sạc cấp độ 1 là một cách đề cập tới việc sử dụng nguồn điện dân dụng tiêu chuẩn mà hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay đang cắm. Tại nhiều quốc gia, điện áp sử dụng cho các gia đình thường là dạng xoay chiều AC 220V-240V. Một số ít quốc gia sử dụng điện áp xoay chiều AC 110V-120V.
Khi mua xe điện, các hãng xe thường cung cấp sẵn cho người mua bộ cáp sạc di động 2,4 kW tương thích với ổ cắm điện gia dụng, nên người dùng cũng không cần tốn chi phí lắp đặt.
Hệ thống sạc này còn được gọi là sạc nhỏ giọt hoặc sạc khẩn cấp vì nó mất khá nhiều thời gian. Ngay cả khi bạn để ô tô cắm điện qua đêm, chưa chắc xe có thể đầy pin vào buổi sáng hôm sau.
Đó là bởi vì nó bị giới hạn ở dòng điện 10-12A nhằm mục đích không làm quá tải hệ thống điện của nhà bạn. Cầu dao sử dụng trong gia đình thường nằm ở dòng diện 15-20A.
Thông thường các cầu dao này dùng chung với các thiết bị gia dụng khác, vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng một đường điện chuyên dụng để phục vụ cho việc sạc pin xe điện.
Mỗi chiếc xe có dung lượng pin khác nhau nhưng đối với hầu hết các mẫu xe điện, mỗi giờ sạc chỉ giúp xe đi được từ 3-8 km. Điều đó có nghĩa là sạc 12 giờ kể từ buổi tối cho đến sáng hôm sau, xe sẽ đi được từ 26-96 km. Đủ cho một phạm vi di chuyển trung bình 60 km/ngày nếu pin của xe bạn không bắt đầu từ con số 0.
Sạc cấp độ 2
Sạc cấp độ 2 sử dụng điện áp đầu vào AC 240V thông qua bộ sạc có dây cứng chuyên dụng, công suất ở mức từ 11-12 kW. Bộ sạc cấp 2 cũng là bộ sạc phổ biến nhất được tìm thấy tại các trạm sạc công cộng như các điểm dừng nghỉ, hầm chung cư, tòa nhà văn phòng. Tất cả các xe điện đều có khả năng sạc cấp độ 2.
Để sử dụng trong gia đình, bạn sẽ cần phải bỏ chi phí để lắp đặt, giá bộ sạc cấp 2 dao động từ 10-30 triệu đồng tùy thuộc vào thương hiệu, xếp hạng công suất và yêu cầu lắp đặt. Yêu cầu cho việc lắp đặt bộ sạc cấp độ 2 là cần có một đường điện chuyên dụng, tối thiểu là dòng điện 50A.
Với bộ sạc cấp độ 2, mỗi giờ sạc sẽ giúp xe đi được từ 16-40 km. Như vậy nếu sạc pin tại nhà, chỉ cần từ 3-5 tiếng là đủ nhu cầu di chuyển hằng ngày. Nếu đi cùng một quãng đường với khoảng cách giống nhau, chi phí cho xe điện sẽ thấp hơn với xe dùng xăng/dầu.
Sạc cấp độ 3 (Sạc nhanh DC)
Sạc nhanh DC là cấp độ sạc nhanh nhất hiện nay dành cho xe điện, thường được gọi là sạc cấp độ 3. Đây là kiểu sạc để bạn sử dụng khi đi đường dài, vào trạm sạc mỗi khi báo pin gần cạn.
Sạc nhanh DC sử dụng với điện áp đầu vào dạng xoay chiều AC 480V trở lên với dòng điện hơn 100A và được chuyển đổi điện năng thành điện áp một chiều (DC) trước khi truyền tới pin của xe.
Bộ sạc nhanh DC được xếp hạng công suất từ 50-600 kW, điều đó cho phép sạc đầy 80% pin xe điện chỉ trong vòng từ 15-45 phút.
Loại sạc này thường không lắp ở nhà. Nó phù hợp hơn với các khu vực như trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, khu mua sắm giải trí, nơi xe có thể dễ dàng được sạc đầy trong vòng chưa đầy một giờ.
Lưu ý, một số nhà sản xuất ô tô khuyến cáo không sử dụng sạc nhanh DC hàng ngày vì điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của pin. Hiện tại, trên thị trường ô tô điện có 3 loại chuẩn sạc nhanh: CHAdeMO, hệ thống sạc kết hợp (CCS) và siêu nạp Tesla.
Trong đó, chuẩn CHAdeMO chủ yếu sử dụng tại Nhật Bản, chuẩn CCS được ưa chuộng tại châu Âu, còn chuẩn siêu nạp Tesla vốn là độc quyền sử dụng tại thị trường Mỹ. Tại Việt Nam, hãng xe điện VinFast hiện đang dùng chuẩn CCS thế hệ thứ 2.
Tại sao các nhà sản xuất ô tô điện chỉ cung cấp số liệu cho một lần sạc đầy 80%?
Trong toàn ngành công nghiệp, thời gian sạc đến 80% dung lượng pin là một tiêu chuẩn. Hãy nghĩ đến việc sạc điện giống như cố gắng đổ đầy nước vào cốc. Khi nước gần đầy miệng cốc thì bạn phải giảm tốc độ đổ để tránh bị tràn.
Tương tự, tốc độ của bộ sạc nhanh DC cũng sẽ chậm lại đáng kể khi dung lượng pin của xe gần đầy, nhằm giảm nguy cơ sạc quá mức cho pin. Ngoài ra, con số 80% được coi là mốc chuẩn để tối ưu thời lượng pin một cách tốt nhất.
Để sạc pin đạt 100% có thể làm hỏng pin theo thời gian. Phanh thu hồi năng lượng cũng sẽ không hiệu quả mạnh khi pin của bạn đầy. Vì vậy, ngay cả khi bạn đỗ xe đủ lâu để sạc 100% qua đêm, bạn cũng chỉ nên thiết lập mức sạc ở 80% thông qua phần mềm trên xe hoặc bộ sạc.
Điều đó vẫn sẽ cung cấp đủ cho bạn một phạm vi di chuyển hàng ngày và bạn hoàn toàn có thể thiết lập mức sạc 100% trước một ngày khi có kế hoạch cho một chuyến đi đường dài.
Gia Khánh(Theo AutoBlog)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Sạc cấp độ 1, cấp độ 2 và sạc nhanh DC (cấp độ 3) cho xe điện có ý nghĩa gì?Thông tin thêm về vấn đề trên, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, hiện không có báo cáo liên quan đến tử vong với tất cả trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Covid-19.
PGS thông tin, Bộ Y tế đã có kế hoạch để chuẩn bị thật tốt cho tình huống có ca phản ứng viêm cơ tim, mặc dù tỷ lệ rất thấp.
“Trong hôm nay, chúng tôi cũng có chuyên gia hàng đầu về tim mạch trẻ em tập huấn cho hệ thống tiêm chủng các địa phương hiểu thế nào là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Đồng thời, hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu sớm nhất của viêm cơ tim, ví dụ nhịp tim thế nào là nhanh theo từng nhóm tuổi”, PGS Điển nói.
Ông nhấn mạnh, các gia đình không nên lo lắng vì trong quá trình tiêm, trẻ cũng sẽ được theo dõi cẩn thận, xử lý kịp thời nếu có tình huống phát sinh.
Về vấn đề đối tượng trẻ nào được tiêm chủng tại bệnh viện, PGS Điển cho biết, nhóm này gồm có các trẻ mang bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có phản ứng phản vệ độ 3 ở bất kỳ dị nguyên nào hoặc nghe tim phổi thấy bất thường. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo, phải đặc biệt lưu ý đến nhóm trẻ có bệnh nền khi tiêm chủng.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, bệnh nền trong nhi khoa thường thấp hơn nhiều so với người lớn, ví dụ ntình trạng đái đường hay cao huyết áp khá ít. Tuy nhiên, vẫn có những bé mang bệnh lý bẩm sinh.
“Đợt này, chúng ta sẽ tiêm ở nhóm trẻ từ 12 -17 tuổi. Thông thường, nhóm tuổi này nếu có bệnh bẩm sinh thì đều đã bộc lộ ra hết nên cha mẹ có thể đưa các con đến tiêm ở bệnh viện”, PGS Điển cho hay.
Ông đề nghị nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính như ung thư, bệnh máu hay bệnh thận phải được tiêm chủng vắc xin Covid-19 và tiêm ở bệnh viện để an tâm hơn trong quá trình tiêm.
“Những cháu bé mắc bệnh mạn tính như trên, hệ miễn dịch đã suy giảm. Bệnh nhi lại thường xuyên phải nhập viện điều trị, đi lại trong bệnh viện, là môi trường có nhiều nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là nhóm trẻ em rất cần được bảo vệ để giảm nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong khi mắc Covid-19”, PGS Điển nhấn mạnh.
Theo PGS, hệ thống tiêm chủng các tỉnh thành cần có sự thống kê đầy đủ, gửi danh sách, đưa trẻ thuộc các nhóm trên tới tiêm tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho các con.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên
Bộ Y tế vừa phê duyệt 2 loại vắc xin Covid-19 là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Tới đây, các tỉnh TP sẽ triển khai tiêm chủng trước với vắc xin Pfizer.
" alt=""/>Những việc cần tránh cho trẻ trong 3 ngày đầu tiêm vắc xin Covid